Liên hệ

Danh mục:

CÔNG TY THHH KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ Y TẾ AT



Kinh doanh Vật tư y tế, gia công khử trùng EO-Ga, mua bán máy khử trùng
Địa chỉ
Website: http://www.at-med.com
 Số 9 Đường 29 KDC PHÚ XUÂN - Tổ 1, Ấp 3, Xã Phú Xuân-H.Nhà Bè, TP.HCM
Phone numbers:
08.66 850 735 Hotline: 0907097071
Email:
Giờ làm việc:
Thứ 2 - Thứ 7 - 8 AM – 05 PM

Posted By Lê Quốc Vũ11:41

Cẩn thận khi sử dụng địu em bé

Danh mục:

Địu em bé, nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hiện đại, bận rộn của các ông bé bà mẹ, Vậy sử dụng địu như thế nào hợp lý không phải mẹ nào cũng biết, Mẹ hẩy cẩn thận khi sử dụng địu bé. Dưới đây mình cập nhật 1 số lỗi gây mất an toàn khi sử dụng địu.

Mua địu cho bé kém chất lượng: 
Tiết kệm chi phí các mẹ hay chọ những chiếc địu china, địu không rỏ nguồn gốc, hàng nhái giá cực rẻ. Những chiếc địu này có mốc khóa, dây đai không an toàn. Ngoài ra vải gia công địu không đảm bảo dễ ảnh hưởng xấu đến bé. Tiết kiệm chi phí mẹ nên tham khảo đến địu qua sử dụng cao cấp được thanh lý rất rẻ.

Không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng địu
Chiếc địu dường như quá phổ biến với hầu hết các bố mẹ nên nhiều người chủ quan không đọc hướng dẫn sử dụng được đính kèm địu. Việc này không những chẳng sử dụng được tối đa công năng của địu mà còn có thể làm sai tư thế bế bồng và từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Chọn sai kích thước của địu
Nhiều bố mẹ than phiền rằng con của họ cứ ngọ nguậy không yên khi được địu mà không biết rằng nguyên nhân có thể xuất phát từ chính vật dụng họ dùng. Nguyên tắc để chọn địu là không quá rộng, không quá chật, không quá lỏng và không quá chặt. Vì thế, cách tốt nhất là hãy đưa cả bé đi cùng để trực tiếp thử khi mua địu. Nhừ shop uy tín, buôn bán lâu năm trong lãnh vực địu em bé ví dụ như shop: Địu em bé AT-SHOP , cửa hàng này chuyên bán địu, và đồ dùng 2hand của Nhật, Mỹ, Đức, Ý, Hàn Quốc... của các thương hiệu nổi tiếng (Combi, Aprica, Ergo, Babybajorn, Manduca, ....).

Địu em bé AT-SHOP
Chọn địu cho bé quá nhừng tính năng
Nhiều mẹ hay chú trọng đến địu đa năng nhiều tư thế, Thường những chiếc địu đa năng được thiết rế rất rườm rà khó sử dụng. mẹ nên chọn địu theo nhu cầu thực tế đừng quá chú trọng đến nhiều tính năng và sức chịu tải của địu cao. Ví dụ: bé bạn 6 tháng, bạn thường sử dụng địu bé thường xuyên trong công việc hãy chọn dòng địu 3 tư thế úp mặt vào mẹ, địu cỏng sau lưng, địu quay ra ngoài. vì tư thế nằm bé không còn sử dụng nữa. hoặc bạn chỉ sử dụng địu bé đi gởi trẻ bạn chỉ cần chọn loại địu 1 tư thế úp mặt vào trong là đủ. 

Địu bé quá thấp

Tư thế này không chỉ làm hại cho xương cổ của bé mà còn khiến bạn bị đau và nhanh mỏi. Đầu của em bé phải được thoải mái và có thể cử động dễ dàng, dù bạn địu bé trước ngực hay sau lưng.
 


Để địu trùm qua mặt của bé
Bố mẹ sử dụng địu vải hay mắc lỗi này hoặc khi bé cử động liên tục, phần đầu của bé có thể bị lọt thỏm bên trong địu. Tư thế này dễ khiến bé bị ngạt thở nên bố mẹ cần chú ý để chỉnh lại địu cho đúng.


Không đỡ phần cổ của bé đối với bé nhỏ hơn 6 tháng. 

Mỗi chiếc địu đều được thiết kế có phần đỡ cổ và gáy cho bé vì phần xương này của trẻ sơ sinh còn yếu trong khi chiếc đầu lại nặng. Tư thế địu sai có thể gây nguy hiểm cho bé.


Địu bé hướng về phía trước quá sớm

Tương tự như lỗi bên trên, cách địu này có thể ảnh hưởng không tốt tới xương cổ của bé còn quá nhỏ. Tốt hơn hết, bố mẹ chỉ nên thực hiện tư thế địu này khi bé đã đủ lớn, khoảng 4-6 tháng tuổi trở lên.


Posted By Lê Quốc Vũ11:39

Các chất dùng khử trùng, tiệt khuẩn thông dụng

Danh mục:


Để giảm thiểu những nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh, các cơ sở khám chữa bệnh và phòng bệnh thường sử dụng một số hóa chất khử khuẩn được phép sử dụng trong lĩnh vực y tế nhằm ngăn ngừa sự nhiễm trùng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Cần biết tác dụng của các loại hóa chất khử khuẩn này để sử dụng phù hợp.
Chất khử trùng thông dụng


Cồn hay alcohol

Cồn là tên gọi thông thường của alcohol, thành phần hóa học của cồn hay alcohol có chứa nhóm hydroxyl (OH-). Trên thực tế, cồn hay alcohol được sử dụng nhiều nhất là loại ethanol, còn gọi là ethyl alcohol hay cồn ethylic và loại iso-propanol hay cồn iso-propylic. Nồng độ alcohol thường dùng từ 60 đến 90%. Cồn hay alcohol có cơ chế tác dụng làm đông vón chất protein của vi sinh vật, nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình này nên thực tế khi sử dụng không bao giờ dùng cồn hay alcohol nguyên chất mà thường dùng hỗn hợp với nước. Chúng có khả năng diệt được các vi khuẩn, vi-rút, nấm nhưng không thể diệt được nha bào. Cồn hay alcohol thường dùng để khử khuẩn nhiệt kế dùng bằng đường miệng và đường hậu môn, ống nghe, panh, kéo, ống nội soi mềm... Ngoài ra chúng cũng được sử dụng để sát khuẩn da, bàn tay, bề mặt một số thiết bị và dụng cụ, một số bề mặt cứng... Tuy vậy nhưng trên thực tế không dùng cồn để tiệt khuẩn dụng cụ do không diệt được nha bào. Ưu điểm của cồn hay alcohol là có giá thành thấp, không để lại chất tồn dư trên các loại dụng cụ, không có mùi độc hại, không nhuộm màu các dụng cụ... Nhược điểm của cồn hay alcohol là không diệt được nha bào và một số loại vi-rút hoặc nấm, có khả năng làm thoái hóa chất nhựa và chất cao su, dễ cháy và bay hơi rất nhanh.

Chlor và các hợp chất có chlor

Các hợp chất có chlor được sử dụng phổ biến nhất là muối hypochlorite của natri và calci, còn được gọi là thuốc tẩy hay nước Javel. Tiếp theo đó là chloramine B, chloramine T, chlorine dioxide và các muối natri dichloro-isocyanurate (NaDCC) hay natri troclosene (presept); đây là các hợp chất có tác dụng kéo dài hơn nước Javel do khả năng giữ được chlor lâu hơn. Về cơ chế tác dụng, hoạt chất có ảnh hưởng chủ yếu của các hợp chất chứa chlor là acid hypochlore (HClO) ở dạng không phân ly. Hoạt chất này bền vững hơn đối với các chế phẩm chứa chlor có độ pH acid, vì vậy các chế phẩm chlor có độ pH càng thấp có nghĩa là càng acid thì có tác dụng diệt khuẩn càng mạnh như natri dichloro-isocyanurate (NaDCC) có tác dụng mạnh hơn hẳn so với dung dịch nước Javel có cùng hàm lượng chất chlor do hai nguyên nhân: nước Javel có bản chất là kiềm, còn NaDCC có bản chất là acid; hơn nữa trong NaDCC chỉ có 50% lượng chlor sẵn có ở dưới dạng tự do (HClO và OCl-), phần còn lại ở dạng hợp chất như monochloro-isocyanurate và dichloro-isocyanurate. Tuy vậy theo các nhà khoa học, cơ chế tác dụng chưa được giải thích đầy đủ, có thể do oxy hóa enzyme và amino acid của vi khuẩn, ức chế tổng hợp protein, giảm trao đổi chất... Cũng như cồn hay alcohol, chất chlor và các hợp chất chứa chlor có khả năng diệt được các vi khuẩn, vi-rút, nấm nhưng không diệt được nha bào; chúng có tác dụng khử khuẩn ở mức độ trung bình nên được sử dụng rộng rãi để khử khuẩn một số loại dụng cụ, các bề mặt, sàn nhà, tường nhà, khử khuẩn và tẩy trắng đồ vải... Ngoài ra một số chế phẩm khác được dùng để xử lý nguồn nước. Thực tế chất chlor và các hợp chất chứa chlor có tác dụng khác nhau tùy theo nồng độ và cách sử dụng, vì vậy cần dùng theo hướng dẫn quy định của nhà sản xuất. Ưu điểm của chất chor và các hợp chất chứa chlor là giá thành không cao, có tác dụng nhanh, không bị ảnh hưởng bởi độ cứng của nước, có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và dễ rửa sạch, không để lại chất tồn dư gây kích ứng. Tuy vậy một số nhược điểm cũng được ghi nhận là cần sử dụng đúng nồng độ mới có tác dụng, hoạt chất dễ bị bất hoạt bởi các chất hữu cơ ngoại trừ các chế phẩm giải phóng từ từ như NaDCC; chúng cũng dễ bị thoái hóa bởi ánh sáng và nhiệt độ trong quá trình bảo quản, có thể ăn mòn đối với một số kim loại, thời gian diệt khuẩn nhiều khi không được xác định rõ, không có phương pháp giúp xác định chính xác nồng độ hoạt chất; đồng thời không bền nhất là khi ở dạng dung dịch.

Glutaraldehyde

Hóa chất này có công thức hóa học khi ở dạng dung dịch nồng độ hoạt chất giải phóng từ 2 đến 2,5%. Cơ chế tác dụng của hóa chất do alkyl hóa nhóm sulfhydryl, hydroxyl, carboxyl và amino của vi sinh vật; làm biến đổi RNA, DNA và quá trình tổng hợp protein. Dung dịch ở dạng nước có độ pH acid và trong trạng thái này thường không diệt được bào tử. Chỉ khi nào được hoạt hóa bởi tác nhân kiềm hóa để có độ pH từ 7,5 đến 8,5 thường gọi là lọ hoạt hóa thì dung dịch mới diệt được nha bào. Ở độ pH kiềm, dung dịch cũng ít ăn mòn dụng cụ hơn là ở độ pH acid. Glutaraldehyde được sử dụng rộng rãi từ những năm 1960 để làm chất khử khuẩn mức độ cao và tiệt khuẩn các dụng cụ nội soi, dây máy thở, mặt nạ gây mê và rất nhiều dụng cụ kim loại, nhựa, cao su, thủy tinh khác. Thời gian khử khuẩn ở mức độ cao là 20 phút và tiệt khuẩn là 10 giờ ở nhiệt độ bình thường của phòng. Ưu điểm của hóa chất này là có tác dụng diệt khuẩn mạnh với phổ rộng, không bị bất hoạt bởi chất hữu cơ, không ăn mòn nếu ở dạng kiềm; có khả năng bảo vệ ống nội soi nếu chế phẩm không chứa chất hoạt động bề mặt. Bên cạnh đó, các nhược điểm được ghi nhận là đã có hiện tượng đề kháng với một số vi khuẩn mycobacteria, hơi dung dịch có tính kích ứng, nên thông khí phòng thường xuyên để bảo đảm mức từ 7 đến 15 lần thông khí mỗi giờ; lưu ý dạng dung dịch acid có thể gây ăn mòn, làm hại ống nội soi nếu chế phẩm có chứa chất hoạt động bề mặt.

Ortho-phthalaldehyde (OPA)

Hóa chất có công thức hóa học là C6H4(CHO)2 hay 1,2-benzenedicarboxaldehyde. Dung dịch 0,55% OPA có màu xanh dương, trong suốt, độ pH 7,5. Cơ chế tác dụng của hóa chất do alkyl hóa nhóm sulfhydryl, hydroxyl, carboxyl và amino của vi sinh vật; làm biến đổi RNA, DNA và quá trình tổng hợp protein. Có tác dụng khử khuẩn mức độ cao trong 5 phút ở nhiệt độ bình thường của phòng; có ảnh hưởng tác động nhanh và mạnh với các chủng vi khuẩn, vi-rút, đặc biệt có thể diệt cả các chủng vi khuẩn mycobacteria đã kháng lại với hóa chất glutaraldehyde. Hóa chất này được dùng thay thế cho glutaraldehyde để làm chất khử khuẩn mức độ cao các dụng cụ nôi soi, dây máy thở, mặt nạ gây mê và rất nhiều dụng cụ kim loại, nhựa, cao su, thủy tinh khác. Ưu điểm của loại hóa chất này là có thời gian khử khuẩn mức độ cao nhanh nhất trong vòng 5 phút, tương hợp với nhiều loại chất liệu khác nhau, không bị bất hoạt bởi chất hữu cơ, rất ít độc do ít bay hơi. Đồng thời các nhược điểm cũng được phát hiện là tình trạng bắt màu của ống soi, khay ngâm, da... do hóa chất có thể tương tác với protein còn sót lại; đây là dấu hiệu để các nhà quản lý chuyên môn dễ dàng nhận ra quá trình làm vệ sinh chưa được thực hiện một cách kỹ càng và cần phải cải tiến khắc phục.

Peracetic acid

Hóa chất này có công thức hóa học là CH3CO3H, còn được gọi là acid peracetic hay acid peroxyacetic hay PPA. Cơ chế tác dụng của hóa chất chưa được xác định rõ ràng, có thể giống các chất oxy hóa. Có khả năng diệt khuẩn mạnh với phổ rộng bao gồm cả nha bào. Thực tế hóa chất được sử dụng ở nhiều nồng độ khác nhau, có thể dùng riêng hay phối hợp với các chất khác như hydrogen peroxide. Hóa chất thường được dùng để khử khuẩn mức độ cao hay tiệt khuẩn các dụng cụ nội soi, dụng cụ phẫu thuật và nha khoa, dây máy thở, mặt nạ gây mê và rất nhiều dụng cụ kim loại, nhựa, cao su, thủy tinh khác; có thể dùng hóa chất để ngâm hay dùng máy để phun. Ưu điểm của hóa chất này là có phổ diệt khuẩn rộng, diệt được cả nha bào trong thời gian tương đối ngắn, ít độc, có khả năng tương hợp nhiều loại chất khác nhau. Các nhược điểm cũng ghi nhận là dung dịch hóa chất kém bền, thời gian sử dụng ngắn; gây ăn mòn dụng cụ, đặc biệt là dụng cụ bằng chất đồng, thép, sắt...; đồng thời giá thành khá cao.

Hydrogen peroxide


Hydrrogen peroxide có công thức hóa học là H2O2 với cơ chế tác dụng tạo ra gốc tự do hydroxyl (OH-) tấn công vào màng lipid của vi khuẩn, DNA và những thành phần khác của tế bào. Hóa chất có khả năng diệt khuẩn mạnh với phổ rộng ảnh hưởng đến cả vi khuẩn, vi-rút, nấm và nha bào; có thể sử dụng riêng với nồng độ từ 6 đến 25%, thường dùng nhất ở nồng độ 7,5% hoặc dùng kết hợp với acid peracetic. Với tác dụng này, hydrogen peroxide được dùng để khử khuẩn mức độ cao hay tiệt khuẩn các dụng cụ nội soi ở nồng độ 7,5%. Ưu điểm của hóa chất này là rất bền, đặc biệt khi được bảo quản trong thùng tối. Tuy vậy có một số trường hợp hóa chất có ảnh hưởng đến hình thức và chức năng của ống nội soi.

Iodophors


Iodophors là các hợp chất hữu cơ có chứa iode, kết hợp của iode và một chất mang tính hữu cơ hay chất hòa tan để giúp giải phòng iode dần dần. Hóa chất thường dùng nhất là loại povidone iodine có cơ chế tác dụng tấn công màng tế bào, phá vỡ cấu trúc, tổng hợp protein và acid nucleic. Iodophors có thể diệt được các loại vi khuẩn kể cả trực khuẩn lao, vi-rút nhưng phải cần thời gian dài hơn để diệt một số nấm và nha bào. Các loại chế phẩm có sẵn trên thị trường thường không có khả năng và chỉ định dùng để diệt nha bào. Các nhà khoa học chưa phân định được hợp chất có iode nào là chất khử khuẩn mức độ cao hay khả năng tiệt khuẩn một cách rõ ràng, vì vậy đây là hóa chất sử dụng phù hợp nhất để sát trùng da; ngoài ra còn dùng để khử khuẩn lọ cấy máu và các thiết bị y tế như nhiệt kế, ống nội soi... Ưu điểm của hóa chất iodophors là ít độc, ít kích ứng nhưng đôi khi có trường hợp gây dị ứng; có tác dụng nhanh khi sử dụng đúng nồng độ. Kèm theo đó là một số nhược điểm được ghi nhận như có thể nhuộm màu các dụng cụ, dễ bị bất hoạt bởi protein và các chất hữu cơ khác; không bền vững với nhiệt, ánh sáng và nước cứng; có khả năng ăn mòn, phải pha loãng khi cần theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất; không dùng để khử khuẩn cho các ống thông bằng silicon vì có thể làm hỏng ống.

Phenolics hay các dẫn chất của phenol

Các dẫn chất của phenol được tạo thành khi thay nguyên tử H của vòng nhân thơm bằng các gốc hữu cơ như alkyl, phenyl, benzyl hay halogen. Phổ biến nhất là hai dẫn chất Ortho-phenyl phenol và Ortho-phenyl parachlorophenol, chúng có cơ chế tác dụng là phá hủy tế bào và làm kết tủa protein của vi sinh vật. Hóa chất có khả năng diệt được các vi khuẩn, vi-rút, trực khuẩn lao ở một số nồng độ nhất định nhưng không diệt được nha bào; tuy nhiên trên thực tế các kết quả của nghiên cứu không được đồng nhất và được xem là một chất khử khuẩn mức độ thấp. Các dẫn chất của phenol thường được dùng để lau chùi, vệ sinh môi trường như sàn nhà, tường nhà, giường bệnh, tay nắm cửa, các bề mặt của phòng thí nghiệm; đồng thời cũng dùng để khử khuẩn mức độ thấp một số dụng cụ không thiết yếu. Các nhà khoa học không công nhận hóa chất này là chất tiệt khuẩn hay khử khuẩn mức độ cao, tuy vậy đôi khi cũng được dùng để khử mức độ nhiễm của các dụng cụ thiết yếu và bán thiết yếu trước khi đem đi khử khuẩn mức dộ cao hay tiệt khuẩn. Ưu điểm của loại hóa chất này là có giá thành thấp, không có tác dụng ăn mòn. Tuy nhiên có các nhược điểm như có thể tạo vết nứt, nhuộm màu, làm mềm một số dụng cụ bằng nhựa, cao su; bị bất hoạt bởi chất hữu cơ, thường khá độc, có mùi khó chịu, có thể hấp thu vào các loại dụng cụ nhựa, cao su xốp.

Formaldehyde

Formaldehyde có công thức hóa học là HCHO thường được gọi là formol, dung dịch nước chứa 37% hoạt chất gọi là formalin. Hóa chất có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật bằng cách alkyl hóa amino và nhóm sulhydrate của protein. Ở nồng độ phù hợp và với phổ diệt khuẩn rộng, chúng có khả năng diệt được cả nha bào. Mặc dù formaldehyde có thể sử dụng để làm chất khử khuẩn mức độ cao hay chất tiệt khuẩn nhưng thực tế ngày nay rất ít được sử dụng do hơi hóa chất có tính kích ứng, có khả năng gây ung thư. Ưu điểm của formaldehyde là có phổ diệt khuẩn rộng kể cả nha bào, có giá thành thấp và không ăn mòn nhưng đi kèm một số nhược điểm là hóa chất có hơi khí trong, không màu nên khó nhìn thấy; có mùi cay, gây kích ứng; có thể gây ung thư, đột biến gen.

Quaternary ammonium compounds hay hợp chất amoni bậc 4


Đây là tên gọi chung cho các chất có chứa nguyên tử ni-tơ N kết hợp với 4 gốc hữu cơ khác nhau. Loại hóa chất thường được sử dụng trong y tế là alkyl dimethyl benzyl ammonium chloride, alkyl didecyl dimethyl ammonium chloride và dialkyl dimethyl ammonium chloride. Hóa chất này có cơ chế tác dụng là bất hoạt các enzyme sinh năng lượng, làm đông vón protein và phá hủy màng tế bào của vi sinh vật. Chúng có khả năng diệt được các vi khuẩn, vi-rút thân dầu có vỏ bọc, nấm nhưng không diệt được trực khuẩn lao, vi-rút thân nước không có vỏ bọc và nha bào; đây là loại hóa chất khử khuẩn mức độ thấp. Hóa chất được dùng để lau chùi, vệ sinh môi trường thông thường như sàn nhà, tường nhà, đồ đạc, dụng cụ... Một số ít chế phẩm được dùng để khử khuẩn các loại dụng cụ y tế không thiết yếu như ống nghe, huyết áp kế... Ưu điểm của hóa chất là ít độc, không gây kích ứng, không mùi, có giá thành thấp, làm chất tẩy rửa chất hữu cơ khá tốt. Tuy vậy các nhược điểm cũng được ghi nhận là hiệu quả giảm mạnh bởi xà phòng và các chất tẩy rửa khác, độ cứng của nước, chất hữu cơ và các chất dịch chứa nhiều protein; nếu dùng để lau chùi bề mặt cứng bằng vải bông thì sợi vải sẽ hấp thụ và làm giảm đáng kể tác dụng khử khuẩn; đồng thời phải thay dung dịch thường xuyên và phải pha loãng đúng cách; có tác dụng diệt khuẩn yếu, thường kìm hãm khuẩn nhiều hơn là khử khuẩn.

Theo: Viện Sốt rét ký sinh trùng côn trùng Quy Nhơn​

Posted By Lê Quốc Vũ18:57

Máy khử trùng nhiệt độ thấp Ethylene oxide (EO) so với Máy tiệt trùng Plasma

Danh mục:

Thiết bị tiệt trùng nhiệt độ thấp với ưu điểm có thể tiêu diệt được hầu hết các mầm mống gây bệnh ở nhiệt độ thấp mà không làm ảnh hưởng tới các dụng cụ, vật tư...Đây là phương pháp làm đông đặc protein của vi trùng, làm vỡ màng hoặc vách của vi trùng, làm mất hoạt tính của chất sulfhydry (-SH), một số enzyme chỉ hoạt động được nếu có gốc –SH tự do, chiếm chỗ tác dụng của một số chất quan trọng trong qúa trình chuyển hóa làm quá trình này bị đình trệ dẫn đến các vi trùng này bị tiêu diệt.
Tiệt trùng nhiệt độ thấp là nhu cầu không thể thiếu trong các cơ sở y tế chuyên sâu, chủ yếu áp dụng cho các dụng cụ phẫu thuật nội soi hay các dụng cụ nhạy cảm với nhiệt độ cao như thấu kính hiển vi, linh kiện điện tử, ống nhựa... Hiện nay có rất nhiều phương pháp tiệt trùng nhiệt độ thấp được sử dụng và ứng dụng vào mục đích tiệt khuẩn như : EO, Plasma, Formaldehyde...

1.Phương pháp tiệt khuẩn nhiệt độ thấp sử dụng Ethylene oxide (EO)

Có nhiều vật phẩm không chịu được nhiệt độ cao như các đĩa Petri bằng chất dẻo, các ống tiêm nhựa, các bộ phận của máy tim-phổi nhân tạo, các ống dẫn, dụng cụ bằng plastic, hệ thống cáp quang, vi mạch điện tử, troca nội soi, catheter tim mạch, dây máy thở, dây đốt, dây nguồn sáng... cần diệt khuẩn bằng khí EO. Vì Ethylene Oxide có tính xuyên thấu cao, có khả năng tiêu diệt các loại virus,vi khuẩn, nấm và nha bào.EO nhanh chóng xuyên qua được các bao bì bằng chất dẻo nên là một loại chất tiêu độc đặc biệt hiệu quả.

Quá trình hoạt động cần khống chế nồng độc EO, nhiệt độ và độ ẩm. Với EO thuần khiết thường dùng nồng độ 10-20% phối hợp với CO2 hay dichlorodifluorromethane. Hiện nay, với công nghệ mới sử dụng 100% gia tăng mức độ tiệt trùng. Nếu ở 55°C cần xử lý trong 6 giờ(Lựa chọn nhiệt độ tiệt trùng càng cao thì thời gian chu trình càng nhanh.).Vì EO với khả năng xuyên thấu tốt cho nên sau khi tiêu độc cần thổi khí mạnh để loại trừ hết EO đi.

Tiệt trùng bằng phản ứng alkyl hoá (thay thế hydro trong các phân tử sống) Nhiệt độ thấp : 42 - 55°C, Thời gian tiệt trùng dài :7-8 giờ ở 37°C và 5-6 giờ ở 55°C, Độ ẩm thấp : 30% - 60%. Sản phẩm cuối chu trình sau khi xử lý khí EO là CO2 + H2O.
Máy khử trùng EO
Ưu điểm:
- Tính xuyên thấu cao.
- Hiệu quả tiệt khuẩn cao ngay cả với những dụng cụ y tế có cấu trúc lồng ống nhỏ < 1mm và dài. Không bị giới hạn bởi đường kính nòng ống và chiều dài dụng cụ.
- Tương thích với hầu hết các vật liệu đóng gói.
- Sử dụng an toàn cho hầu hết mọi loại dụng cụ.
- Đọc chỉ thị sinh học nhanh với Máy đọc chỉ thị sử dụng công nghệ huỳnh quang, khoảng 4h để cho kết quả Âm tính.
- Duy trì thời gian vô trùng lâu hơn cho dụng cụ, 1 năm
- Chi phí tiệt trùng/ mẻ thấp hơn so với công nghệ Plasma.
- Chi phí bảo trì thấp hơn nhiều so với công nghệ Plasma.

Khuyết điểm :
- Thời gian tiệt khuẩn kéo dài do mất thời gian đuổi khí và xử lý khí EO.

2. Phương pháp tiệt trùng nhiệt độ thấp sử dụng công nghệ Plasma


Plasma có tác dụng biến H2O2 dạng khí thành dạng nguyên tử có tính oxy hóa cao, làm biến tính protein của vi khuẩn. Sản phẩm cuối chu trình là oxy và nước.
Với 3 pha tiệt trùng: Khi một điện trường được áp vào môi trường chất khí, nó sẽ ion hóa tạo ra các electron và ion
Khi mở plasma trong một máy khử trùng, nó sẽ tạo ra rất nhiều electron, ion, UV photon và các hạt nơ-tron. Các electron và ion không có nhiều tác dụng trong việc khử trùng, các UV photon và các "radical" (nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử với các electron chưa bắt cặp như O, OH,...) làm công việc này .

Hầu hết các nghiên cứu về khử trùng plasma đều liên quan đến "volume discharge" (tạm dịch là quá trình mất thể tích). Quá trình ba pha được quan sát thấy trong các thí nghiệm. Quá trình này gồm: chiếu bức xạ (irradiation), photo-desorption (các hạt nguyên tử, phân tử rời khỏi bề mặt của một vật chất nhanh hơn dưới sự tác động của ánh sáng), quá trình hóa học (chemical etching). Các mầm bệnh được cấu tạo từ các phân tử đơn giản như C, O, N, H. Các hạt "radical" sẽ tác dụng với các nguyên tử này để tạo thành các hợp chất đơn giản như CO2 và có thể được hút ra ngoài. Khi các tổ chức hữu cơ mất nguyên tử tạo nên sự sống, chúng sẽ chết.
Máy khử trùng Plasma

Ưu điểm :
- Thời gian tiệt trùng nhanh.

Khuyết điểm :
- Bị giới hạn tiệt trùng với các dụng cụ lumen hoặc ống nội soi có kênh bên trong, đường kính nhỏ.
- Hạn chế về các vật liệu đóng gói dụng cụ, chỉ dùng được Túi ép chính hãng, túi Tyven, giá thành khá Max.
- Chi phí tiệt trùng/mẻ cao. Số lượng hàng/mẻ ít.
- Hạn chế với các vật dụng làm bằng cellulo, dính chút sợi bông băng trong dụng cụ là mẻ đó bị Cancel. Nếu gặp những dụng cụ có nòng ống nhỏ hoặc làm bằng Cellulose, thiết bị thường phải đem đi tiệt trùng nhờ máy dùng khí EO, do đó bệnh viện không chủ động được dụng cụ, cũng như dụng cụ không đảm bảo vô khuẩn do phải vận chuyển từ Viện này tới Viện khác.
- Chi phí bảo trì hàng năm cao, 1 số bộ KIT trong máy tự hỏng, chi phí thay thế là bắt buộc hàng năm.
- Thời gian đọc chỉ thị sinh học với máy Plasma khá lâu để cho kết quả Âm tính. P.s: Theo mình thấy, Hiện tại các viện thường bỏ qua bước kiểm tra Test sinh học này, mà chỉ kiểm tra bằng đổi màu chỉ thị hoá học. Do đó, sẽ khó đảm bảo mức độ tiệt khuẩn của cả mẻ.
- Các thiết bị/ Dụng cụ đem tiệt khuẩn phải làm thật khô, máy khá kén dụng cụ nên thường báo lỗi. Mỗi lần lỗi sẽ hỏng mất 1 cell hoá chất, dụng cụ phải đem sấy khô và đóng gói lại.
- Tính oxy hoá cao- Chống chỉ định với 1 số vật liệu.
- Khi quá tải, Plasma không có tính xuyên thấu tốt.
- Hạn chế trong tiêu chuẩn OSHA.

3. Bảng so sánh tương đối phương pháp tiệt trùng bằng khí EO và Plasma.

EO (Ethylene oxide)Plasma
Phạm vi áp dụng
  • Tiệt khuẩn các dụng cụ y tế không chịu được nhiệt độ cao, nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm.
  • Hiệu quả tiệt khuẩn cao ngay cả với những dụng cụ y tế có cấu trúc phức tạp và những dụng cụ có nòng ống nhỏ <1mm và dài ( dụng cụ nội soi và dụng cụ trong phẫu thuật tim mạch..).
  • Không bị chống chỉ định với đường kính nòng ống và chiều dài dụng cụ.
  • Lợi nhuận mang lại cho bệnh viện là rất lớn do tái sử dụng các dụng cụ thay vì mua mới.
  • Dùng để tiệt khuẩn những dụng cụ có cấu tạo tinh vi, đắt tiền và có độ nhậy cảm với nhiệt độ cao.
  • Chống chỉ định với những dụng cụ có nòng ống nhỏ < 1mm và dài> 1,2 mét.
Hoá chất tiệt trùng:
- Sử dụng 100 % khí Ethylen oxit( EO) đóng trong bình khí nhỏ, lắp trong buồng máy.
  • Sử dụng 1 bình/ mẻ, bình đơn liều.
  • Hạn sử dụng của hoá chất dài( 5 năm)
  • Sử dụng Hydrogen Peroxy( H2O2) ở dạng lỏng, đóng trong Cassette.
  • Đóng dạng Cassette = 5 ống/ 5 mẻ.
  • 1 Cassette sử dụng cho 5 mẻ, khi đã chọc thủng 1 ống để tiệt trùng thì 4 ống kia phải sử dụng trong vòng 10 ngày.
  • Điều này khá bất tiện, không phù hợp với thực trạng các bệnh viện ít đồ tiệt trùng.
Cơ chế tiệt trùng
Khí EO gây ra phản ứng dây chuyền trên cấu tạo protein nhằm tiêu diệt và ngăn chặn sự tái sinh sản của vi sinh vật.
Sóng điện từ cắt đứt phân tử H2O2 tạo thành các gốc tự do, đồng thời sóng điện từ cũng làm nhiễu loạn liên kết cấu trúc vi khuẩn.
Gốc tự do trong plasma có hoạt tính lớn tấn công màng tế bào, ADN và các enzyme làm vi sinh vật bị tiêu diệt.

Dải nhiệt độ tiệt trùng
Dải rộng, phù hợp với nhiều loại dụng cụ.
Gồm 5 mức: 37, 42, 50, 55, 600C.


< 550C.
Hiệu quả tiệt trùng
EO là chất tiệt trùng hiệu quả đối với hầu các loại vi sinh vật, và bào tử.
Khí E.O có khả năng xâm nhập cao vào các ngõ ngách dụng cụà Không bị chống chỉ định với đường kính và chiều dài dụng cụ.


Hiệu quả tiệt trùng của H2O2 thấp, tiệt khuẩn bề mặt, không có khả năng xâm nhập tốt.
  • Bị chống chỉ định với nhiều loại dụng cụ.
Khả năng xuyên thấu 
Những thiết bị/dụng cụ y tế hiện nay hầu hết đều có cấu tạo tinh vi, phức tạp hơn trước đây, vì vậy chất tiệt trùng cần có tính xuyên thấu cao.
  • EO được xếp đầu bảng về khả năng xuyên thấu, xâm nhập, len lỏi tốt vào mọi ngõ ngách của dụng cụ/ thiết bị tiệt trùng.
  • Đặc biệt thích hợp cho các loại dụng cụ có cấu trúc phức tạp hoặc dạng ống có kích thước nhỏ, dài.
Vd: Những dụng cụ nội soi, phẫu thuật tim....
  • Tính xuyên thấu thấp, tiệt khuẩn bề mặt.
  • Chống chỉ định với những dụng cụ có cấu trúc phức tạp, nòng ống nhỏ và dài.
Vật liệu tương thích
  • Tương thích với hầu hết các loại Vật liệu đóng gói trên thị trường:
    • Túi ép giấy
  •  Túi Tyvek
  •  Vải hoặc vải không dệt
  •  Vải bằng sợi nhân tạo
  •  Polyethylene
  •  Hộp đựng có lỗ thông
  • Không bị phụ thuộc vào hãng cung cấp.
  • Tương thích với hầu hết các dụng cụ tiệt trùng.

  • Vật liệu đóng gói đặc biệt, chỉ sử dụng Túi ép Tyvek chính hãng, giá thành cao từ 2,5- 3 lần túi ép thông thường.
  • Bị phụ thuộc vào hãng cung cấp nên giá thành cao.
  • Các chất liệu không được tiệt khuẩn bằng máy Plasma:
  • Cellulose: Vải, giấy, gạc, bông.
  • Dụng cụ ẩm
  • Dụng cụ sử dụng 1 lần.
  • Chất lỏng và bột
  • Dụng cụ dạng ống bịt 1 đầu
  • Dụng cụ có các bộ phận bên trong như có các trụ bịt kín mà hoá chất tiệt khuẩn không xâm nhập được.
  • Dụng cụ không chịu được lực hút chân không.
  • Dụng cụ dạng ống dài >1,2 m.
  • Dụng cụ dạng ống có đường kính trong < 1mm.
  • Dụng cụ dạng bong bóng dễ xẹp.
Mức độ ảnh hưởng tới dụng cụ
An toàn, ít ảnh hưởng tới thiết bị/ dụng cụ tiệt trùng, có thể tái sử dụng nhiều lần.

Gây oxy hoá cho dụng cụ/ thiết bị sau một thời gian sử dụng do H202 có tính Oxy hoá cao.
  • Tuổi thọ thiết bị bị ảnh hưởng, tăng chi phí mua sắm dụng cụ mới.
Số lượng dụng cụ tiệt trùng/ mẻ.
Với kích thước buồng lớn, lượng đồ tiệt trùng cho mỗi mẻ nhiều, tiết kiệm chi phí.
Ít, do kích thước buồng nhỏ.
Chi phí tiệt trùng: Chi phí này được tính toán dựa theo chi phí Vật tư tiêu hao  / Dung tích thực tế của buồng tiệt khuẩn.
  • Chi phí tiệt trùng thấp, độ kinh tế cao.
  • Dụng cụ tiệt trùng/ mẻ được nhiều.

  • Khoảng 450-500 K / mẻ/ 136 lít: Với  model 5XLPB
  • Khoảng 500-600 K/ mẻ/ 223 lít: Với model 8XLP
(Đã bao gồm: Hoá chất, chỉ thị và túi ép).
Trong đó tiền Hoá chất( Bình gas): 350- 400 k/ mẻ.
(Tính toán chỉ mang tương đối).
  • Với Máy EO, tiết kiệm khoảng 1/3 tiền Vật tư tiêu hao so với máy plasma của J&J.
  • Chi phí tiệt trùng cao, đắt đỏ.
  • Số lượng dụng cụ tiệt trùng cho mỗi mẻ ít do khi quá tải Plasma không có tính xuyên thấu cao.
  • Chi phí tiệt trùng/ mẻ: ~ 900 K/ mẻ/ 28 lít: Với Model NX
  • Chi phí tiệt trùng/ mẻ: ~ 1,200,000/ mẻ/ 80 lít: Với Model 100S

Hoá chất( Casset): khoảng 800 K/ mẻ.
Túi ép Tyvek, chỉ thị hóa học, sinh học: bị phụ thuộc vào hãng nên giá thành cao.

Gía thành cao/ mẻ tiệt trùng, đắt hơn 2-3 lần so với máy E.O, số lựong dụng cụ tiệt trùng ít do dung tích buồng nhỏ.
à Chi phí đắt đỏ, nhìều bệnh viện có máy nhưng không dám sử dụng nhiều do chi phí này quá đắt đỏ.
Chi phí bảo trì hàng năm:
 Không đáng kể.
  • Bền, ít báo lỗi.
Gần 70 triệu( bắt buộc)cho 1 năm , do phải thay thế các bộ Kit PM1, PM2. Dù sử dụng nhiều hay ít.
  • Thường báo lỗi do quy trình  xử lý dụng cụ khá khắt khe: lỗi độ ẩm, lỗi chân không…
  • Chi phí thay thế phụ kiện cao.
  • Đội ngũ kỹ thuật phải hoạt động ở mức độ cao hơn.
  • Hàng năm, có những bộ phận bắt buộc phải thay thế, chi phí khá lớn.
Khi mất điện
Máy sẽ tự động chạy khi có điện trở lại.
Mẻ tiệt trùng không bị ảnh hưởng.

Máy sẽ huỷ chu trình, mất hoá chất.
  • Mât tiền hóa chất.
Quy trình xử lý dụng cụ
  • Quy trình xử lý dụng cụ trước khi cho vào máy tiệt trùng khá đơn giản, không yêu cầu cao về độ ẩm còn đọng lại trong dụng cụ.
  • Giảm thiểu được công việc của nhân viên.
  • Tuân thủ đặc biệt, khắt khe do máy đòi hỏi dụng cụ thật khô trước khi đem đi tiệt trùng. Nếu không thoả, sẽ Cancel mẻ,và mất hoá chất.
  • Trong buồng không được chứa thành phần Xenluluzo như bông, băng gạc.
  • Xắp sếp dụng cụ không được chạm thành buồng, nếu chạm sẽ dẫn tới báo lỗi
  • Hủy chu trình, mất hoá chất.
Thời gian đọc kết quả chỉ thị sinh học
Nhanh, đọc kết quả sau thời gian 4 giờ.
  • Nhanh chóng cho kết quả.

Mất thời gian, đọc kết quả sau thời gian 24- 48 giờ.
  • Rất lâu để đọc kết quả .

Các bạn cần thêm thông tin về khử trùng Ethylene oxide (EO) hoặc các bạn có nhu cầu gia công khử trùng , lắp đặt máy, chế tạo máy theo yêu cầu ==> Call:  0907.097071 Chúng tôi hi vọng hợp tác cùng quý khách !! 
Thân chào !!!

Posted By Lê Quốc Vũ18:48

Giới thiệu công ty TNHH KD-XNK Vật tư Y tế AT

Danh mục:

AT-MED-Giới Thiệu

CÔNG TY TNHH-KINH DOANH-XUẤT NHẬP KHẨU-VẬT TƯ Y TẾ AT

Được thành lập Tháng 4 năm 2015 Tên viết tắt: AT MED CO.,LTD
AT MED chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị Y tế, Nhựa Y tế, Máy khử trùng Ethylene Oxide (EO).
Kinh Doanh băng keo chỉ thị tiệt trùng và thiết bị chăm sóc sức khỏe gia đình.
Mua bán sản phẩm dành cho mẹ và bé của nhiều thương hiệu lớn.
Ngoài ra AT MED còn nhận gia công khử trùng Ethylene Oxide (EO), tư vấn đầu tư, lắp đặt máy khử trùng Ethylene Oxide (EO).
Trải qua thời gian và kinh nghiệm lắng nghe, tìm hiểu thị trường, nhu cầu của khách hàng. AT MED đã và đang tạo được ấn tượng mạnh mẽ với uy tín, chất lượng sản phẩm và đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh với đội ngũ cán bộ, chuyên viên yêu nghề, có năng lực và nhiều kinh nghiệm.
Mục Tiêu Của AT MED: là trở thành một công ty kinh doanh Vật tư y tế tiêu biểu lớn mạnh và chuyên nghiệp tại Việt Nam, AT MED sẽ ngày càng cố gắng phát triển xây dựng thương hiệu,bản sắc riêng cho Doanh nghiệp mình.
Hoạt Động Của AT MED: AT MED hoạt động có hiệu quả và uy tín trong các lĩnh vực hoạt động của mình 1. Cung cấp thiết vật tư y tế chuyên nghiệp.
Cam Kết: – Cam kết đem lại cho khách hàng những giá trị thực sự về năng lực công nghệ, về kinh nghiệm thực tế, về bản lĩnh nghề nghiệp và phong cách làm việc chuyên nghiệp.
– AT MED luôn cung cấp những điều kiện vật chất và môi trường làm việc tốt cho các nhân viên nhằm khuyến khích sức sáng tạo và phát triển khả năng của mỗi người.
– AT MED cam kết sẽ mang đến cho Quý khách hàng những sản phẩm hoàn hảo, những sản phẩm chuyên nghiệp nhất, hiệu quả với giá cạnh tranh dành cho Quý khách khi đến với AT MED.
– Sự sáng tạo tư vấn nhiệt tình không mệt mỏi của đội ngũ chuyên gia lành nghề sẽ luôn mang đến cho Quý khách hàng được sự thỏa mãn.
Hãy tin tưởng đón nhận những sản phẩm công nghệ cao mà chúng tôi mang đến cho Bạn ngày hôm nay.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hê:
CÔNG TY TNHH-KINH DOANH-XUẤT NHẬP KHẨU-VẬT TƯ Y TẾ AT
Trụ sở: Số 9 Đường 29 KDC PHÚ XUÂN – Tổ 1, Ấp 3, Xã Phú Xuân-H.Nhà Bè, TP.HCM
Điện thoại: 08.66 850 735
Hotline: 0907097071
Email: lqvu80@gmail.com

Posted By Lê Quốc Vũ11:09

Một số kiến Thức về Khử Khuẩn

Danh mục:

Các phương pháp Khử Trùng:
Có 3 phương pháp được sử dụng để khử trùng ở qui mô công nghiệp:
- Tiệt trùng  bằng phương pháp nhiệt nóng ẩm áp lực (steam)
Tiệt trùng bằng khí Ethylene Oxide (EtO). 
- Tiệt trùng bằng phương pháp Bức xạ ion hoá: bức xạ gamma, electron beam và tia X
Mỗi phương pháp khử trùng kể trên có những ưu và nhược điểm, thích hợp với từng loại sản phẩm cụ thể:
-          Tiệt Trùng Nhiệt nóng ẩm áp lực ( steam):  có hiệu lực khử trùng tốt, nhưng chỉ thích hợp khử trùng dung dịch, dễ làm hư hỏng.
-          Tiệt trùng bằng phương pháp EO: Có hiệu quả khử trùng cao, thấm qua được bao gói nhưng không thâm nhập vào bên trong các sản phẩm, tiệt trùng được vật phẩm có cấu trúc đặc biệt hoặc nhiều lớp.
-          Tiệt trùng bằng phương pháp Bức xạ ion hoá: Khử trùng bức xạ là một quá trình vật lý nhằm bất hoạt các vi sinh vật (VSV) trong sản phẩm nhờ các hiệu ứng ion hóa của các tia bức xạ. Quá trình này được thực hiện bởi các thiết bị được thiết kế chuyên dụng phát ra các loại bức xạ ion hoá: tia gamma của Co-60 hoặc Cs-137, chùm điện tử của máy gia tốc điện tử và tia X của máy chiếu tia X.

Posted By Lê Quốc Vũ06:28